Công văn 1226/BCT-ĐTĐL ngày 09/03/2021 của Bộ Công thương về việc cắt giảm các nhà máy năng lượng tái tạo với lý do thừa nguồn điện và gây quá tải cục bộ có đoạn:
Nếu đang làm DD dự án về năng lượng tái tạo, luật sư nên báo sớm vấn đề này cho khách hàng (bên mua) chứ không nên đợi đến lúc xong DD rồi mới báo (Cuốn “Pháp Lý M&A Căn Bản” dành nguyên Chương IV để viết về DD).
Nếu đã ký hợp đồng mua cổ phần rồi, và có văn bản này xuất hiện, vậy sự kiện này có được coi là Thay Đổi Bất Lợi Nghiêm Trọng (MAC) không? Ta thử test xem sao nhé: (1) Sự cắt giảm này có phải là hoàn cảnh mà các bên không lường trước được khi ký hợp đồng không? Có thể; (2) Sự kiện này có làm giảm lợi nhuận dự kiến của công ty mục tiêu không? Có thể; (3) Sự kiện này sẽ ảnh hưởng đến công ty mục tiêu trong một thời gian dài đáng kể? Có thể? Vậy là có dấu hiệu của MAC. Nhưng điều khoản MAC thường có một ngoại trừ là nếu sự thay đổi đó tác động đến toàn ngành (industry-wide effects) thì không áp dụng MAC. Ở đây, công văn có nói là (và ta tạm tin là) việc tiết giảm được “thực hiện công khai, minh bạch, bình đẳng cho tất cả các nhà máy mà không phân biệt chủ đầu tư”. Vậy là coi như đây là sự kiện ảnh hưởng toàn ngành năng lượng tái tạo ở Việt Nam. Nhưng MAC cũng có ngoại trừ của ngoại trừ này. Đó là khi bên mua chứng minh được rằng sự kiện này, tuy có industry-wide effects, nhưng mà ảnh hưởng đến công ty mục tiêu một cách bất cân xứng với các công ty còn lại trong ngành (disproportionality effects), khi đó MAC sẽ được coi là đã phát sinh và bên mua sẽ được walk away.
M&A cũng bị ảnh hưởng bởi vấn đề này:
An example of this relates to the acquisition by a Thai investor in a solar energy project char threatened national energy security due to excessive supply of solar energy in one region by potentially affecting the energy basket mix and strained energy network. In this instance, the prime minister requested the relevant miniseries to propose solutions to process national energy security.
(Xem ở đây)
Về mặt kinh tế, nhà đầu tư họ sẽ cân nhắc ít nhất hai điều. Một là, quy mô nhỏ thì biết đến bao giờ mới thu hồi vốn hoặc là lợi nhuận dự kiến nhận được sẽ bị thu hẹp.
Viết đến đây chợt nhớ đến hình ảnh con đường mềm mại, uốn lượn để né một ngôi nhà dù chi phí làm đường có tăng đến bao nhiêu, và hình ảnh chặt nguyên hàng cây cổ thụ, bóng mát sum suê chỉ để làm nên phố đi bộ trơ trọc giữa Sài Gòn chang chang nắng.
Cũng vậy, chẳng lẽ không còn cách nào khác ngoài việc cắt giảm? Và nếu đã thừa nguồn điện, liệu rồi có cắt giảm nhiệt điện và thủy điện không?
Cảm ơn em nhiều. Bài này rất hữu ích với chị hiện tại. Bên chị đang ngắm nghía nhiều DA NLTT.