Dưới đây là links đến tin tức M&A trên báo chí mà Ngữ vô tình đọc được kể từ ngày hôm nay (9/6/2021) và sẽ được cập nhật dần theo thời gian, tin đọc được sau sẽ đăng lên trước tin đã đăng trước đó. Mọi người có tin M&A nào đáng chú ý, xin nhờ chia sẻ ở phần comment hoặc nhắn Ngữ (chỉ cần nhắn hay email link tin, lỡ trùng với tin đã có trên này cũng không sao, không cần giải thích nội dung tin vì thời gian của ai cũng quý giá). Cảm ơn nhiều!
Dưới đây là một số nguồn cung cấp tin tức về M&A:
Đọc chuyên trang về M&A ở đây.
(7/8/2022)
Phán quyết cuối liên quan đến ông chủ của Sunwah Pearl
Quyết định giám đốc thẩm nhận định: Khoản 3 Điều 60 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định: “Trường hợp điều lệ công ty không có quy định khác, nghị quyết của HĐTV được thông qua tại cuộc họp trong các trường hợp sau đây: ... b) Được số phiếu đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp tán thành đối với... sửa đổi, bổ sung ĐLCT; tổ chức lại, giải thể công ty”.
Mặt khác, khoản 3 Điều 23 điều lệ Công ty Bay Water ngày 10-5-2016 quy định: “Các vấn đề sau đòi hỏi phải có sự chấp thuận của tất cả thành viên hội đồng: (c) Bất kỳ sửa đổi nào đối với điều lệ này…”.
Như vậy, điều lệ Công ty Bay Water ngày 10-5-2016 quy định phải có sự chấp thuận của tất cả thành viên hội đồng thì nghị quyết về sửa đổi điều lệ công ty mới có hiệu lực nên phải áp dụng quy định này của điều lệ.
Cạnh đó, HĐTV Công ty Bay Water gồm có ba thành viên (ông Choi Chun Sze Johnson đại diện 5% vốn góp, ông Choi Koon Shum đại diện 85% vốn góp và ông Nguyễn Văn Lên đại diện 10% vốn góp) họp ngày 3-9-2019 để sửa đổi điều lệ Công ty Bay Water, có hai thành viên hội đồng (đại diện phần vốn góp của Công ty Sun Wah) biểu quyết đồng ý, một thành viên hội đồng (đại diện phần vốn góp của Công ty SATO) biểu quyết không đồng ý với các nội dung sửa đổi điều lệ công ty.
Do đó, Tòa Tối cao cho rằng Nghị quyết 05 thông qua sửa đổi điều lệ công ty dựa trên sự chấp thuận của 2/3 thành viên HĐTV là không đúng quy định tại khoản 3 Điều 60 Luật Doanh nghiệp và khoản 3 Điều 23 điều lệ Công ty Bay Water nêu trên nên không có hiệu lực. Vì thế, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao đã chấp nhận quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tuyên hủy quyết định phúc thẩm, giữ nguyên quyết định sơ thẩm.
(6/8/2022)
Vì sao các thương vụ M&A bất động sản khó ‘giữ chân’ vốn ngoại?
Theo Savills, hệ thống luật pháp về đất đai tại Việt Nam vẫn còn tương đối phức tạp. Nhiều điều khoản trong Luật Nhà ở, Luật Đất đai và Luật Kinh doanh Bất động sản vẫn chưa thống nhất, gây ra những ách tắc chưa tìm được hướng giải quyết. Bất chấp việc cải cách thể chế của Chính phủ trong những năm qua, những thiếu sót này sẽ là yếu tố cản trở sự phát triển của các thương vụ M&A.
Xét về cấu trúc giao dịch, đa số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đều mong muốn triển khai cấu trúc liên doanh (joint venture). Theo mô hình này, họ nắm chủ yếu quyền đưa ra quyết định và nhà đầu tư Việt Nam hỗ trợ về mặt pháp lý của dự án. Tuy nhiên, do sự khác biệt trong tập quán kinh doanh cũng như hệ thống luật pháp, việc đàm phán giữa hai bên trở nên mất thời gian, và đôi khi dẫn đến những mâu thuẫn ở giai đoạn hậu M&A.Mặt khác, trên thị trường vẫn còn tồn tại nhiều dự án chưa đáp ứng đủ điều kiện pháp lý để giải ngân, phần nào do những hạn chế giao tiếp trong thời kỳ đại dịch.
Một lý do khác được Savills chỉ ra là các doanh nghiệp Việt quy mô vừa và nhỏ (SME) hiện chưa có sự chuẩn bị kỹ càng cho quá trình mua bán sáp nhập bất động sản. Trong khi đó, đối với những doanh nghiệp sở hữu dự án lớn, họ vẫn chưa lên kế hoạch cụ thể cho sự phân kỳ hợp lý ngay từ giai đoạn quy hoạch dự án. Điều này dẫn đến rất nhiều khó khăn phát sinh trong việc huy động nguồn vốn đầu tư hoặc chuyển nhượng.
Doanh nghiệp thay đổi tỉ lệ sở hữu nước ngoài: Những tác động không trên giấy
Tất cả các bước đi của doanh nghiệp đều khó có thể bắt bẻ gì. Nhưng cũng vì khả năng “áp” quy định của pháp luật một cách có lợi nhất của doanh nghiệp, thị trường tài chính của Việt Nam năm 2017 bị tác động rất mạnh khi khoản vay hợp vốn nước ngoài 3,85 tỉ đô của Vietnam Beravege tại các ngân hàng ngoại song lại bị tính vào nợ công của Việt Nam, khiến nợ công năm 2017 tăng vọt, chạm ngường 50% GDP. Nó khiến cho mức nợ nước ngoài của doanh nghiệp năm 2018 bị Chính phủ hạn chế chỉ được vay ở mức không quá 5,8 tỉ đô la.
Hay nói khác đi là doanh nghiệp trong nước muốn đi vay nợ nước ngoài phải lách qua khe cửa hẹp hơn, rà soát kỹ hơn từ Ngân hàng Nhà nước do khoản vay hợp vốn của Vietnam Beravege vẫn còn đứng đó dưới tên doanh nghiệp nội.
(10/12/2021)
Despite the negative impact of the Covid-19 pandemic, the total value of mergers and acquisitions (M&A) in Vietnam reached US$8.8 billion from January to October 2021, increasing 18% compared with the same period last year.
Japanese investors are mainly interested in finance, healthcare, wholesale, retail and information technology, while investors from South Korea have invested the most money in e-commerce and logistics.
Japan's Mizuho Bank will take a stake in M-Service, the largest smartphone payment company in Vietnam, Nikkei has learned.
(5/12/2021)
Trong tháng 11 năm 2021, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đầy đủ, hợp lệ của Sojitz Corporation và Công ty TNHH Tập đoàn Khánh Vinh.
Theo thông tin hồ sơ thông báo tập trung kinh tế, Công ty TNHH Tập đoàn Khánh Vinh (Công ty mục tiêu) là công ty trách nhiệm hữu hạn 01 thành viên sẽ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thành công ty cổ phần. Sau đó, Công ty mục tiêu sẽ phát hành cổ phần phổ thông mới cho các nhà đầu tư, trong đó Sojitz Corporation sẽ nắm giữ 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Sau khi hoàn thành giao dịch, Sojitz Corporation sẽ trở thành công ty mẹ có quyền kiểm soát, chi phối Công ty mục tiêu. Do đó, giao dịch giữa các công ty nêu trên được xác định là tập trung kinh tế theo hình thức mua lại doanh nghiệp theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Luật Cạnh tranh. Dự kiến sau giao dịch tập trung kinh tế, Công ty Khánh Vinh sẽ thành lập 01 công ty con tham gia vào thị trường dịch vụ vận tải và kho bãi tại Việt Nam.Thông tin về hồ sơ thông báo tập trung kinh tế giữa Sojitz Corporation và Công ty TNHH Tập đoàn Khánh Vinh
Cũng theo công bố, Vocarimex đang sở hữu 7 lô đất với hình thức sở hữu là thuê của Nhà nước từ 1 năm đến 50 năm làm trụ sở công ty, cửa hàng, phòng trưng bày gồm lô đất tại 58 Nguyễn Bỉnh Khiêm là trụ sở chính; chi nhánh 1 tại 138-142 Hai Bà Trưng, TPHCM; chi nhánh 2 tại 8 Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội; Cảng DTV tại Nhà Bè; lô đất tại 368 KP2, Gò Ô Môi, quận 7, TPHCM là Nhà máy dầu Voca; lô đất tại KCN Nhơn Trạch II, Đồng Nai và tại Nguyễn Văn Của, quận 8, TPHCM.
Tính đến ngày 30-6-2021, VOC đã hoàn tất các nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất với Nhà nước.
Ngày 25-8, Ngân hàng Sài Gòn-Hà Nội (SHB) cho biết đã ký kết các thỏa thuận chuyển nhượng vốn điều lệ tại Công ty tài Chính TNHH MTV Ngân hàng SHB (SHB Finance) cho Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) của Thái Lan, thành viên chiến lược thuộc Tập đoàn MUFG (Nhật Bản).
Ngày 02/12/2021, hồ sơ xin phép chấp thuận việc chuyển nhượng cổ phần của Công ty Bảo hiểm AAA (AAA) giữa Bamboo Capital Group (HOSE: BCG), Công ty cổ phần BCG Financial (BCG Financial - một thành viên của BCG) và Tập đoàn Bảo hiểm IAG (Úc) đã được Bộ Tài chính phê duyệt.
Theo đó BCG và BCG Financial sẽ mua lại 80,64% cổ phần của IAG. Theo thông báo phê duyệt của Bộ Tài chính, các bên tham gia giao dịch tiếp tục hoàn thiện các thủ tục chuyển nhượng cổ phần theo quy định của pháp luật.
Tổng số cổ phần của AAA hiện nay là 112.261.006 cổ phần với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần. Tỷ lệ tham gia góp vốn đầu tư của BCG tại AAA là 79,7 triệu cổ phiếu, tương đương sở hữu 71% vốn điều lệ của Bảo hiểm AAA. Bên cạnh đó, BCG Financial cũng mua lại 10.822.468 cổ phần của AAA, tương đương sở hữu 9,64% vốn điều lệ. Với tỷ lệ sở hữu 80,64% vốn điều lệ, BCG đã thay thế IAG trở thành cổ đông lớn nhất của AAA.
(2/12/2021)
On average, there have been two such transactions in healthcare and pharmaceuticals per year and, across sectors, 20-30 such deals in recent years, with the healthcare and pharmaceuticals market share lying at about 10 per cent. This includes the acquisition of Hau Giang Pharmaceutical by Taisho Pharmaceutical in 2019, in which Taisho invested more than $200 million until 2019 to gradually increase its stake in Vietnam’s largest listed pharma company. Most other transactions are smaller (up to about $10 million) or without disclosed transaction amounts. However, most of the target companies are small, or the investors purchased only minority stakes.
(6/11/2021)
De Heus Vietnam on November 5 announced the signing of a strategic agreement with Masan, under which De Heus will obtain control of 100% of the feed-related business of MNS Feed.
The feed business of MNS Feed comprises 13 animal feed mills and one premix plant, with a total combined production capacity of nearly four million tonnes, strengthening De Heus’ position in Southeast Asia’s largest animal feed market.
As part of the transaction, De Heus and Masan have also entered into multiple long term strategic supply agreements for the supply of feed and pigs by De Heus to Masan…
The transaction will take effect upon receiving the regulatory approval, expected in the rest of this year.
(31/10/2021)
Mới đây, Tokyo Gas Asia - thành viên Tập đoàn Tokyo Gas đã mua vào thêm 20.000 cổ phiếu PGD, qua đó nâng tỷ lệ sở hữu tại Công ty Cổ phần Phân phối khí thấp áp Dầu khí Việt Nam (PV Gas D) lên gần 22,5 triệu cổ phiếu, tương đương 25% vốn điều lệ.
Thâu tóm và sáp nhập: Rủi ro rình rập [Nội dung không ăn nhập với tựa bài. Đọc ráng chắt lọc thông tin thôi.]
Trong khi đó, một dòng M&A ngầm khác lại đang chảy mà tính minh bạch và lợi ích công là đáng ngờ. Đấy là các doanh nghiệp ngoại quốc trá hình ở Việt Nam, điển hình là các công ty Trung Quốc rót tiền vào bằng nhiều cách khác nhau để đối phó với ảnh hưởng tiêu cực của cuộc thương chiến Trung - Mỹ.
Hàng Trung Quốc mang lốt “Made in Việt Nam” và toàn bộ quá trình sản xuất đều do người Trung Quốc kiểm soát.
Hoạt động kiểu này chủ yếu tập trung ở các ngành sản xuất sử dụng nguyên vật liệu có xuất xứ từ Trung Quốc như phôi sắt thép, nguyên liệu hạt nhựa, hóa chất, dệt nhuộm, những ngành mà chi phí môi trường rất cao nhưng chưa được chú ý đúng mức ở Việt Nam. Nhiều nhà máy như thế đang tồn tại ở Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước...
(8/10/2021)
Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE) có văn bản nhắc nhở Thuduc House về việc chậm công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Trong đó có sai phạm liên quan đến việc chưa công bố thông tin đến HOSE về biên bản họp của HĐQT thông qua chủ trương chuyển nhượng toàn bộ vốn góp tại Công ty TNHH Song Hỷ Quốc Tế (trước đây là Công ty TNHH Gia Hòa Bình).
Sau khi đáp ứng các yêu cầu theo quy định pháp luật và được sự chấp thuận của cơ quan quản lý của Việt Nam, Thái Lan và Nhật Bản, SHB dự kiến sẽ chuyển nhượng 50% vốn điều lệ của SHB Finance cho Krungsri, phần 50% vốn còn lại dự kiến tiếp tục chuyển nhượng sau ba năm.
Giá trị thương vụ chưa được tiết lộ, nhưng ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Hội đồng quản trị SHB cho biết thỏa thuận chuyển nhượng này sẽ đem lại nguồn thặng dư vốn đáng kể cho cổ đông, cũng như nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng.
Tập đoàn Thái Lan đưa công ty của Shark Liên ra tòa trọng tài [Read the same news on The SaigonTimes here.]
WHA Utilities and Power Public Company Limited (WHAUP) mới đây đã công bố thông tin lên Sở Giao dịch Chứng khoán Thái Lan (SET) về việc gửi đơn khởi kiện Aqua One và ông Đỗ Tất Thắng lên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, liên quan vi phạm không hoàn thành các nghĩa vụ theo thỏa thuận mua bán cổ phần.
WHAUP thông qua công ty con là WHAUP (SG) 2DR đã đầu tư vào Công ty cổ phần Nước mặt Sông Đuống từ tháng 10/2019 - công ty chuyên cấp nước sạch cho khu vực Hà Nội. Tập đoàn từ Thái Lan đã mua lại 34% cổ phần từ ông Đỗ Tất Thắng, tương đương với số tiền hơn 1.886 tỷ đồng.
Theo Thỏa thuận mua bán cổ phần, WHAUP (SG) 2DR được quyền bán toàn bộ cổ phần của mình tại công ty Sông Đuống cho Aqua One (cổ đông lớn của Sông Đuống), với giá bằng mức tập đoàn này đã thanh toán cộng thêm giá vốn ghi sổ theo quy định trong hợp đồng.
(30/8/2021)
A recent significant jump in Vietnam’s investment abroad, raising direct funds, and mergers and acquisitions are slated to help local companies quench the thirst for high-quality capital, improving their international status, and expanding their customer bases.
The government prefers the term “equitization” to privatization, because it first converts state-owned companies into joint stock companies where the state remains the sole or majority shareholder.
After that, there begins a lengthy process of gradually selling some of the shares either on the Ho Chi Minh City or Hanoi stock exchange, or on the Unlisted Public Company Market, an exchange for companies that have not been listed or whose IPOs flopped. The state often reserves a minority stake for a few hand-selected strategic investors, which begs the question of whether these truly constitute market reforms at all. Prior to any public offering or listing, various officials are responsible for estimating a market valuation and submitting formal equitization plans for approval. It is not a process designed for speed.
(14/8/2021)
Tổng giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong bốn tháng đầu năm nay giảm 57,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả này ngược với những dự báo trước đây khi cho rằng trong bối cảnh đại dịch, nhà đầu tư ngoại sẽ gia tăng thâu tóm các doanh nghiệp Việt Nam.
(23/7/2021)
Theo hồ sơ thông báo tập trung kinh tế, Công ty Tiki Global Pte. Ltd dự kiến sẽ nhận chuyển nhượng 90,5% cổ phần của Công ty Cổ phần Tiki sau khi công ty này phát hành thêm cổ phiếu theo hình thức chào bán riêng lẻ.
Sau khi hoàn thành giao dịch tập trung kinh tế, Công ty Tiki Global Pte. Ltd sẽ giành được quyền kiểm soát, chi phối Công ty Cổ phần Tiki theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 35/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Cạnh tranh. Do đó, việc tập trung kinh tế nói trên được xác định là hình thức mua lại doanh nghiệp theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Luật Cạnh tranh.
Được biết, mức giá khởi điểm được Sông Đà xác định trên nguyên tắc lấy giá cao nhất trong 3 mức giá. Giá chào bán 80.000 đồng mà Sông Đà lựa chọn là giá xác định theo phương pháp tài sản có tham khảo đề xuất của đơn vị tư vấn là Công ty CP Định giá và Dịch vụ Tài chính Việt Nam (VVFC).
Được biết, Petrolimex vừa hoàn tất đợt bán 25 triệu cổ phiếu quỹ trong thời gian từ ngày 24/5 đến ngày 22/6. Đối tượng mua vào số lượng cổ phiếu này không ngoại trừ khả năng là Tập đoàn ENEOS Corporation (Nhật Bản) khi đơn vị này cũng báo cáo mua thành công số lượng cổ phiếu PLX tương tự trong cùng thời gian giao dịch.
Trước đó, tập đoàn Nhật Bản này cũng đã mua 25 triệu cổ phiếu quỹ của Petrolimex trong đợt bán ra vào tháng 3 vừa qua, gia tăng tỷ lệ sở hữu lên 2,94%. Trong giai đoạn tháng 8 - 9/2020, ENEOS Corporation cũng từng mua vào 13 triệu cổ phiếu PLX cùng lúc Petrolimex “xả” số lượng cổ phiếu quỹ tương tự.
Tập đoàn ENEOS hiện đang sở hữu 63 triệu cổ phiếu PLX, tương đương tỷ lệ 4,87%. Công ty con của tập đoàn này là Công ty TNHH Tư vấn và Holding JX NIPPON Oil & Energy Việt Nam hiện là cổ đông lớn của Petrolimex với tỷ lệ sở hữu là 8%. Tổng tỷ lệ sở hữu của nhóm cổ đông ngoại này sẽ tăng lên 12,87% nếu ENEOS tiếp tục gom thành công số lượng cổ phiếu quỹ mà Petrolimex đang bán ra.
(3/7/2021)
Công ty cổ phần Bibica (HOSE: BBC) sẽ phát hành hơn 3,3 triệu cổ phần để hoán đổi toàn bộ cổ phần Công ty cổ phần Phân phối hàng tiêu dùng PAN (PAN CG), theo tỷ lệ 1:6. Sau khi việc hoán đổi theo tỷ lệ 1:6 ( 1 cổ phiếu BBC hoán đổi 6 cổ phiếu PAN CG) này hoàn tất, PAN CG trở thành công ty con của Bibica. Ban lãnh đạo Bibica cho biết, sau khi hợp nhất số cổ phần tăng thêm 3 triệu chỉ dành cho cổ đông PAN CG, tổng số cổ phần BBC sẽ là 18 triệu cổ phần. Số lượng cổ phần cổ đông không thay đổi nhưng tỷ lệ của cổ đông sẽ thay đổi.
(29/6/2021)
Trong quyết tâm chấn chỉnh những hạn chế của thị trường nhà đất, chính quyền Hà Nội đang đề xuất đánh thuế hoặc phạt chủ sở hữu bất động sản bỏ hoang, không đưa vào sử dụng, và các đề xuất giải pháp này đang nhận được sự đồng tình của giới chuyên gia.
“Trong khi đó ta đã có quy định về xử lý các dự án treo là hết 24 tháng mà không triển khai đúng tiến độ thì được phép gia hạn 24 tháng nữa. Hết 24 tháng nữa mà vẫn bị treo thì Nhà nước thu hồi cả đất lẫn tài sản đã đầu tư trên đất. Quy định luật Đất đai 2013 đã rất rõ ràng, nhưng thực tế xử lý các dự án treo còn rất yếu. Dự án bỏ hoang đất dẫn đến lãng phí cũng cho thấy có dấu hiệu lợi ích nhóm”, chuyên gia Đặng Hùng Võ phân tích.
Do có tình trạng lợi ích nhóm trong quản lý đất đai nên làm giảm hiệu quả ngân sách nhà nước, gây thiệt hại cho người dân bị thu hồi đất. Lợi ích từ đất đang đi nhiều hơn vào các doanh nghiệp tư nhân, đi vào các nhóm lợi ích. Cần phải đưa ra tiêu chí định lượng để phê duyệt dự án, làm rõ các yếu tố khả thi, đánh giá về hiệu quả sử dụng đất thật cụ thể. Tránh tình trạng áp dụng tiêu chí không quản được các chủ đầu tư.
Ông Đặng Hùng Võ còn cho hay, Luật Đất đai đưa ra là mọi dự án đều phải tham gia đấu giá đất. Nhưng hiện nay, các dự án chủ yếu đưa ra cơ chế đấu thầu dự án có sử dụng đất. Mà đấu thầu thì gần như là doanh nghiệp bỏ tiền ra giải phóng mặt bằng đều trúng thầu hết. Bởi có tiêu chí khẳng định ai bỏ tiền ra giải phóng mặt bằng thì trúng thầu. Đây vẫn là hình bóng của cơ chế giao trực tiếp, thông qua hình thức đấu thầu dự án có sử dụng đất. Hiện nay, việc đấu giá đất cho các dự án đầu tư gần như chưa có. Chủ yếu là cấp huyện đấu giá đất phân lô bán nền. Cơ chế đấu giá đất chưa được áp dụng cho các dự án đầu tư, chủ yếu vẫn áp dụng phương thức đấu thầu dự án có sử dụng đất.
(28/6/2021)
Bị phạt vì che giấu quyền sở hữu, cổ đông chiến lược PVI gửi Chứng khoán HSC cầm hộ gần 14 triệu cp?
CTCP Chứng khoán TP HCM ( HSC, Mã: HCM) vừa công bố thông tin trở thành cổ đông lớn của CTCP PVI (Mã: PVI). Theo đó, Chứng khoán HSC đã mua 13.842.000 triệu cổ phiếu HCM, tương đương 6,19% vốn điều lệ của PVI. Trước giao dịch, công ty chứng khoán này chưa sở hữu cổ phiếu PVI.
Trở lại giao dịch cổ phiếu PVI, việc thực hiện giao dịch với mức giá thấp nhất trong phiên giao dịch được một vị lãnh đạo của công ty chứng khoán cho rằng hai bên lựa chọn phương án này để giảm tối đa mức phí giao dịch. Không ngoại trừ đây là việc "cầm hộ" của Chứng khoán HSC.
Quyết định hủy tư cách đại chúng của Thép Đà Nẵng vấp phải sự phản đối của TCT Thép Việt Nam (Mã: TVN). Quyết định rời sàn của công ty ảnh hưởng đến phương án thoái vốn nhà nước của TCT Thép Việt Nam.
Nếu như Thép Đà Nẵng trên sàn, TCT Thép Việt Nam sẽ có thêm phương án thoái vốn thông qua bán khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Việc không giao dịch trên sàn cũng đồng nghĩa sẽ mất đi một cơ sở để tham chiếu khi bán vốn đó là thị giá trên sàn của cổ phiếu.
Một số tên tuổi mà SCIC chưa có kế hoạch thoái vốn khi mới tiếp nhận hoặc giữ lại theo dự thảo chiến lược như Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Công ty cổ phần Dược Hậu Giang (DHG), Công ty cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom), Tổng công ty Tái bảo hiểm quốc gia...
Ngoài ra, còn nhiều công ty con chưa thoái vốn được do vướng mắc về định giá nhà đất. Riêng DAP - Vinachem đã báo cáo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) và Ủy ban đã báo cáo, đang chờ quyết định của Thủ tướng. Về phương án thoái vốn, DAP - Vinachem dự kiến, có thể thoái về dưới 51% hoặc về 0%…Lợi thế lớn nhất của DAP - Vinachem là sở hữu cảng nước sâu chuyên dụng cho hoạt động xuất nhập khẩu hóa chất tại Đình Vũ, Hải Phòng. Đây chính là điều các “cá mập” đang nhòm ngó, muốn thâu tóm doanh nghiệp này.
Kinh nghiệm từ việc thu hút vốn nhà đầu tư ngoại tại Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) là ví dụ. Theo phương án cổ phần hóa được Chính phủ phê duyệt, sau khi IPO đầu năm 2018, bán ra gần 8% vốn nhà nước, BSR tiếp tục chào bán 49% cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược để sau cổ phần hóa, Nhà nước nắm giữ khoảng 43% cổ phần. Tuy nhiên, do quá thời hạn bán cổ phần cho cổ đông chiến lược (theo quy định là sau 3 tháng IPO phải tiến hành) cộng thêm nguyên nhân diễn biến thị trường từ sau khi IPO có nhiều thay đổi, nên việc tìm kiếm đối tác chiến lược trở nên khó khăn, dù trước đó BSR được một số nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm hiểu. Đại diện BSR cho rằng, quy định về thời hạn bán cổ phần cho cổ đông chiến lược chưa hợp lý, chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực lọc hóa dầu hiện không còn hấp dẫn khiến việc thu hút đầu tư nước ngoài của BRS gặp khó khăn.
Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam (PV Power) cũng là một trong số ít doanh nghiệp năng lượng tại Việt Nam cổ phần hóa vào năm 2018. Ở thời điểm diễn ra cổ phần hóa, doanh nghiệp đã tích cực tổ chức những buổi roadshow trong và ngoài nước, cung cấp thông tin, cũng như mời gọi những nhà đầu tư chiến lược. Tuy nhiên, những giao dịch có giá trị rất lớn với thời hạn 3 tháng bán cổ phần cho cổ đông chiến lược là tương đối ngắn. Vì vậy, PV Power không kiếm được nhà đầu tư nước ngoài.
Ngay cả khi đã tìm được nhà đầu tư, thì cũng gặp những rào cản vì quy định. Chẳng hạn, cuối năm 2020, SCIC quyết định thoái toàn bộ 36,3% vốn vốn đang nắm giữ tại Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam - Công ty cổ phần (Vocarimex). Nếu thương vụ diễn ra như kỳ vọng, SCIC sẽ thu về hơn 1.000 tỷ đồng. Sau 2 lần ế, lần này, có 2 nhà đầu tư đăng ký tham gia là Công ty cổ phần Tập đoàn Kido và cá nhân ông Trần Hoàng Nam. Tuy nhiên, đến thời điểm này, thương vụ thoái vốn vẫn chưa diễn ra vì vướng nhiều quy định. Kido hiện là công ty mẹ của Vocarimex, sở hữu 51% vốn. Việc thoái vốn nhà nước tại Vocarimex là nút thắt trong thương vụ sáp nhập Dầu Tường An vào Kido. Chủ trương sáp nhập vào công ty mẹ đã được Dầu Tường An trình Đại hội đồng cổ đông thường niên hồi giữa năm 2020. Tuy nhiên, đại hội không thể giải quyết được nội dung này, mà sẽ tiến hành đại hội bất thường khi Vocarimex thoái xong vốn nhà nước. Tại Đại hội đồng cổ đông mới đây, các cổ đông của Kido lại nhắc đến việc này. Ông Trần Lệ Nguyên, Phó chủ tịch HĐQT thường trực, kiêm Tổng giám đốc Công ty cho biết, việc hợp nhất Dầu Tường An phụ thuộc vào SCIC thoái vốn khỏi Vocarimex do Vocarimex đang sở hữu 26% vốn Dầu Tường An. “Dù không biết được thời điểm SCIC thoái vốn khỏi Vocarimex, nhưng chắc chắn, kế hoạch hợp nhất Dầu Tường An sẽ diễn ra trong năm nay”, ông Nguyên nói.
Mới đây, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 36/2021/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp quy định tại Nghị định 91/2015/NĐ-CP, Nghị định 32/2018/NĐ-CP, Nghị định 121/2020/NĐ-CP và Nghị định 140/2020/NĐ-CP. Thông tư 36/2021 hướng dẫn nhiều quy định tại Nghị định 140/NĐ-CP, trong đó điều quan trọng nhất là hướng dẫn xác định giá trị doanh nghiệp theo giá trị văn hóa, lịch sử.
(27/6/2021)
Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp cho rằng, nguyên nhân khiến cho tiến độ cổ phần hóa còn chậm là do một số cơ chế, chính sách được ban hành, sửa đổi, hoàn thiện theo hướng chặt chẽ hơn, đảm bảo đầy đủ thủ tục, cơ sở pháp lý, nhất là trong lĩnh vực đất đai khi cổ phần hóa, thoái vốn. Do đó việc rà soát, phê duyệt phương án sử dụng đất của doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa phải thực hiện nhiều quy trình, thủ tục, mất nhiều thời gian do lịch sử pháp lý đất đai phức tạp.
Theo danh sách mà Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) công bố, trong năm 2021 đơn vị này dự kiến bán vốn tại 88 doanh nghiệp. Trong số này có nhiều “con gà đẻ trứng vàng” như Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) có vốn điều lệ hơn 6.412 tỷ đồng (SCIC sở hữu 36%); CTCP FPT có vốn điều lệ hơn 7.762 tỷ đồng (SCIC sở hữu gần 6%); Tập đoàn Bảo Việt có vốn điều lệ hơn 6.804 tỷ đồng (SCIC sở hữu 3%); Tổng công ty Sông Đà -CTCP có vốn điều lệ là hơn 4.495 tỷ đồng (SCIC sở hữu 99,79%); Tập đoàn dệt may Việt Nam có vốn điều lệ là 5.000 tỷ đồng (SCIC sở hữu 53,49%) hay Tổng CTCP Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam có vốn điều lệ 1.218 tỷ đồng (SCIC sở hữu 36,3%).
Dẫu vậy, một số doanh nghiệp đã xuất hiện liên tục trong kế hoạch bán vốn những năm gần đây là CTCP FPT, Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (SCIC sở hữu 51%), CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (SCIC sở hữu 27%), Công ty Đầu tư Bảo Việt - SCIC ( SCIC sở hữu 50%) hay Tập đoàn Bảo Việt. Việc thoái toàn bộ 36% vốn khỏi Sabeco cũng đã bị đình trệ từ tháng 8/2020 đến nay vẫn chưa thể thực hiện được.
Cụ thể, HĐQT Dabaco đề xuất cho ông Nguyễn Như So, chủ tịch HĐQT của tập đoàn không phải thực hiện thủ tục chào mua công khai khi mua cổ phiếu DBC để nâng tỷ lệ sở hữu của cá nhân và những người liên quan (trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu) vượt mức 25%, 35%, 55%, 65% và 75% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tập đoàn.
Trước đó, Tập đoàn Hòa Phát cũng có đề xuất tương tự trong tờ trình ĐHCĐ chấp thuận việc cho ông Trần Đình Long, chủ tịch HĐQT tập đoàn và con trai là ông Trần Vũ Minh không phải thực hiện thủ tục chào mua công khai khi mua cổ phiếu HPG làm thay đổi tỷ lệ sở hữu của cá nhân và người có liên quan (trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu) vượt mức 35%, 45%, 55%, 65% và 75% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tập đoàn.
(24/6/2021)
Tìm hiểu thực trạng thị trường mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) Việt Nam hiện nay, bài viết nhận diện những vấn đề đặt ra khi Việt Nam đứng trước cơ hội lớn đón dòng vốn đầu tư dịch chuyển từ những thị trường lớn... từ đó, định hình xu thế M&A doanh nghiệp trong trạng thái bình thường mới.
(22/6/2021)
Đối tượng chuyển nhượng là 2 quỹ thuộc VinaCapital là VOF Investment Limited và Vietnam Ventures Limited. Kế hoạch chuyển nhượng này đã được công bố trước đó và ĐHCĐ thường niên của Imexpharm cũng đã thông qua việc miễn chào mua công khai cho cổ đông SK Investment Vina III Pte. Ltd đối với giao dịch này.
Trong khi đó, Hội đồng quản trị Vinaconex phê duyệt phương án mua toàn bộ số cổ phiếu trên và thương vụ được thực hiện thành công ngày 10/6/2021 thông qua giao dịch khớp lệnh. Mức giá 27.900 đồng/cổ phiếu trong phiên 10/6 cho thấy Vinaconex đã chi ra gần 446,7 tỷ đồng và trở thành cổ đông lớn thứ hai tại BDT, với tỷ lệ sở hữu gần 41,5%.
Trong đó, hiện nay DPR đang sở hữu 88,41% vốn điều lệ DPD, sẽ thực hiện hoán đổi cổ phiếu để tăng sở hữu lên 100% vốn điều lệ , tương ứng phát hành thêm 443.025 cổ phiếu để hoán đổi toàn bộ số cổ phiếu của DPD, tỷ lệ hoán đổi dự kiến 3,14:1, cổ đông sở hữu 3,14 cổ phiếu DPD sẽ đổi được 1 cổ phiếu DPR.
Mua thâu tóm ngân hàng với tỷ lệ cổ phiếu đủ để trở thành cổ đông lớn, có quyền chi phối, tất nhiên không thể giống như mua khớp lệnh trên sàn. Thường các giao dịch sẽ tiến hành theo hình thức thoả thuận ngoài sàn, không theo biên độ quy định. Gương mặt cũ nào rút lui, gương mặt mới nào xuất hiện tại Eximbank, thời gian sẽ trả lời. Sau khúc mắc hằn sâu, vận hội đang mở ra với Eximbank.
Ngày 28/4, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) thông báo đã ký kết thỏa thuận với Tập đoàn Tài chính Sumitomo Mitsui (SMFG) để bán 49% vốn điều lệ tại Công ty Tài chính TNHH MTV Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit), với mức định giá 2,8 tỷ USD.
Được biết, Công ty Tài chính Tiêu dùng SMBC (SMBCCF), một công ty con do SMFG sở hữu 100% vốn, là pháp nhân đứng ra mua phần vốn góp này.
Không công bố giá trị giao dịch, nhưng VPBank cho biết giao dịch này sẽ bổ sung một nguồn vốn lớn cho VPBank, góp phần nâng cao tiềm lực tài chính của Ngân hàng để nắm bắt các cơ hội đầu tư mới trên thị trường.
(Bài có liên quan: “Đằng sau các thương vụ bán “gà đẻ trứng vàng” của các ngân hàng”)
Tuy nhiên, nội dung đáng chú ý nhất là Đại hội thông qua việc hủy đăng ký công ty đại chúng và rút khỏi việc niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE sau hơn 3 năm niêm yết (cổ phiếu PME chào sàn tháng 11/2017). Thời gian dự kiến trong năm 2021. Diễn biến này cho thấy, PME gần như đã bị cổ đông nước ngoài thâu tóm toàn bộ.
Được biết, theo báo cáo thường niên 2020 của PME, cơ cấu cổ đông của Công ty tại thời điểm cuối năm 2020, các cổ đông lớn đang nắm tới 98,23% vốn tại PME. Trong đó, cổ đông nước ngoài liên quan đến Stada Service Holding B.V chiếm đến 88,3% trong cơ cấu chung. Còn tính đến ngày 26/3/2021 (ngày chốt danh sách cổ đông tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2021), các cổ đông lớn của PME đã nắm tới 99,53% vốn.
Để giải quyết quyền lợi của cổ đông nhỏ lẻ khi doanh nghiệp này hủy tư cách đại chúng và rút khỏi sàn chứng khoán, HĐQT PME đã đề xuất các cổ đông phương án để cổ đông lớn nhất là Stada Service Holding B.V chào mua công khai toàn bộ lượng cổ phiếu còn lại của các cổ đông nhỏ (tương đương 0,47%).
(19/6/2021)
Lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước (đơn vị được Bộ Công Thương giao trực tiếp chủ trì xây dựng nghị định) cho hay trong các tờ trình gửi Chính phủ, Bộ Công Thương cũng đã nói rõ quy định cho phép thương nhân kinh doanh xăng dầu nếu có hoạt động sản xuất được chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài nhưng không quá 35% là nội dung mới đưa vào nghị định nhưng thực tế đã được thực hiện nhiều năm nay đối với doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có vốn nhà nước.
Các doanh nghiệp nhà nước trọng yếu trong lĩnh vực này đều đã được cổ phần hóa và đều được Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển nhượng cho nhà đầu tư nước ngoài với các tỷ lệ khác nhau, tùy thuộc vào đề nghị của từng doanh nghiệp (Petrolimex 20%; PVOil 35%; BSR 49%…).
“Việc cho phép doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài với tỷ lệ không quá 35% hiện không vi phạm cam kết quốc tế, không trái các luật và nghị định trong nước... Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương nhận thấy việc cho phép thương nhân kinh doanh xăng dầu chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài không quá 35% là phù hợp”, Bộ Công Thương giải trình.
Bộ Công Thương sau đó khẳng định việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án năng lượng tái tạo là hoạt động bình thường trong cơ chế thị trường và được quy định trong Luật Đầu tư. Cơ quan này nhấn mạnh việc nhà đầu tư nước ngoài thông qua các nhà đầu tư trong nước để tham gia các dự án là tín hiệu tốt trong việc thu hút đầu tư đối với ngành điện.
Giải thích lý do các tập đoàn năng lượng lớn trên thế giới ít khi trực tiếp đi phát triển dự án, Bộ Công Thương cho hay đây là cách để các tập đoàn nước ngoài tránh, giảm các rủi ro, thời gian và chi phí ở giai đoạn phát triển dự án như đền bù giải phóng mặt bằng, xin phê duyệt của chính quyền, đối tác địa phương, trung ương. Trong khi đó, đây lại là thế mạnh của các nhà đầu tư trong nước. Việc kết hợp giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho dự án và cho nhà đầu tư.
Đối với an ninh quốc phòng, các dự án năng lượng tái tạo sử dụng diện tích đất/biển rất lớn, từ vài chục đến hàng nghìn, thậm chí nhiều chục nghìn ha. Có những dự án được lập ở vùng nhạy cảm như biên giới, cửa biển và cấp đất/biển trong suốt hàng chục năm trời rõ ràng là nguy cơ đối với an ninh quốc phòng. Trong khi đó, việc cấp phép dự án dễ dãi và chưa có các điều kiện hạn chế chuyển nhượng dự án/ cổ phần dự án ở các địa phương nhạy cảm rõ ràng là lỗ hổng cần vá sớm nhất có thể.
Tính đến nay, thời gian nắm giữ số lượng cổ phiếu IDC này của Bitexco mới được hơn 3 năm, tuy nhiên ĐHCĐ 2021 của IDICO đã thông qua việc bổ sung nội dung sửa đổi Khoản 4 Điều 12 Điều lệ của IDICO: Bỏ quy định thời hạn hạn chế chuyển nhượng tối thiểu 10 năm đối với cổ phần của cổ đông chiến lược.
(9/6/2021)
Đến năm 2003, Unilever đã trả 6,5 triệu USD để P/S đầu tư nhà máy sản xuất vỏ nhựa theo đúng yêu cầu của Unilever. Khi nhà máy vận hàng, sản phẩm lại không được Unilever chấp nhận do không đáp ứng tiêu chuẩn. Unilever chi thêm 3,5 triệu USD để P/S trả lương công nhân. Đồng thời, Unilever trả 5 triệu USD để mua đứt thương hiệu kem đánh răng P/S. Đến đây, công ty P/S đã không còn liên quan đến sản phẩm kem đánh răng mang tên mình.
The acquisition marks Hoa Phat's official foray into the world largest iron ore supply market. Australia’s Foreign Investment Review Board (FIRB) has approved the deal.
Vietnam is well on its way to developing a vibrant and sophisticated mergers and acquisitions market which is capable of competing with the markets of leading jurisdictions worldwide. Justin Gisz, partner from Frasers Law Company, shares his point of view on recent developments and how the legal framework performs in reality.
Over the last decade, the Vietnamese mergers and acquisitions (M&A) landscape has moved in lockstep with the economy’s high growth rates. Managing partner Truong Nhat Quang and partners Le Thi Loc and Nguyen Ngoc Bich Tram of YKVN law firm discuss the upward trajectory of M&A in Vietnam during 2021, and some significant elements in the public and private approach in the country.
Số tiền HDI bị xử phạt không quá lớn, nhưng điều thị trường quan tâm hơn cả là biện pháp khắc phục hậu quả trong quyết định xử phạt HDI của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước: “Buộc phải chuyển nhượng cổ phiếu trong thời hạn tối đa 60 ngày để giảm tỷ lệ nắm giữ theo đúng quy định”.
Nhiều nhà đầu tư đặt câu hỏi, điều này có nghĩa là HDI phải bán ra cổ phiếu để giảm tỷ lệ sở hữu xuống 35,74%? Vậy HDI sẽ bán ra cổ phiếu như thế nào? Cục diện quản trị ở PVI tới đây liệu sẽ thay đổi ra sao?
Hiện tỷ lệ sở hữu dành cho nhà đầu tư nước ngoài ở PVI đã được nới lên 100% thì liệu có hay không việc HDI sẽ tìm kiếm một nhà đầu tư “chân gỗ” để giao dịch thỏa thuận số cổ phần buộc phải bán ra để sau đó mua lại, duy trì tỷ lệ sở hữu chi phối PVI?
4 cá nhân [người mua] là Daryl John Vella, Dr Christian Hermelingmeier, Thanh Francois Duong và Jens Holger Wohlthat đều là cán bộ, nhân viên của HDI Global SE đồng thời nắm giữ những chức vụ cấp cao tại PVI như thành viên BKS, ủy viên HĐQT và chủ tịch HĐQT.
Từ ngày 1-1-2021, Luật chứng khoán 2019 và các văn bản hướng dẫn đã có hiệu lực thi hành: Công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỉ đồng trở lên và có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ với cơ cấu cổ đông.
Tại thời điểm ngày 3-3-2021 do Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam - chi nhánh TP.HCM xác nhận thì Thaco không đáp ứng điều kiện vì 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ chưa tới 3% nên Thaco đã phải thông báo cho Ủy ban Chứng khoán nhà nước và nộp hồ sơ hủy tư cách công ty đại chúng.
The government has a plan to invest nearly $1 billion in seven state-owned enterprises (SOEs), with the purpose to “pave the way” to develop technology, connect with the private sector, and form “innovation chains” in order to accelerate development.
Được đánh giá có nhiều tiến bộ trong những năm gần đây song các chuyên gia đều cho rằng hoạt động công bố thông tin của doanh nghiệp Việt Nam còn có nhiều vấn đề cần tiếp tục cải thiện.